Định dạng chương trình Vua_đầu_bếp_(Việt_Nam)

Hầu hết các định dạng chương trình MasterChef đều bắt nguồn từ bản MasterChef của đài BBC (Anh Quốc). Bản MasterChef Việt Nam có định dạng gần giống với MasterChef Mỹ.

  • Vòng loại
  • Vòng thử thách: Ngay sau vòng loại, các thí sinh sẽ tham gia vòng thử thách để chọn ra những người cuối cùng tham gia MasterChef.
  • Chiếc hộp bí mật: Ở những tập có số thí sinh lẻ, các thí sinh sẽ tham gia thử thách chiếc hộp bí mật. Mỗi thí sinh nhận một chiếc hộp giống nhau bên trong có nguyên liệu nấu ăn.
  • Phần loại trừ: Diễn ra sau Chiếc hộp bí mật. Người chiến thắng ở vòng thi Chiếc hộp bí mật sẽ có ưu đãi đặc biệt ở phần này như chọn đề thi cho các thí sinh còn lại, và có thể không cần tham gia phần này, thường là ở những vòng đầu, về sau có thể vẫn phải thi tùy theo quy định mà BTC đã nhắc nhở. Người thua cuộc sẽ phải rời khỏi khỏi căn bếp MasterChef.
  • Thử thách đồng đội: Ở những tập có số thí sinh chẵn (trừ trận chung kết) thì các thí sinh được chia ra làm hai đội. Đội trưởng hai đội là hai thí sinh nấu tốt ở phần thử thách loại trừ trước đó. Đề bài thường là nấu một thực đơn phục vụ nhiều thực khách. Đội thắng sẽ do các thực khách bỏ phiếu. Đội thua sẽ phải vào Thử thách áp lực.
  • Thử thách áp lực: Diễn ra sau Thử thách Đồng đội. Đội thua trong phần trước sẽ tham gia phần này. Có thể một số thí sinh sẽ được miễn phần này. Người thua cuộc sẽ phải rời khỏi căn bếp MasterChef.

Giải thưởng

Thí sinh giành giải nhất, ngoài danh hiệu MasterChef Việt Nam sẽ nhận giải thưởng trị giá 500 triệu đồng cùng một hợp đồng xuất bản sách dạy nấu ăn.[1]